Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM

Hiện nay, thành phố HCM và các tỉnh thành khác đang phải đối mặt vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải, nước thải y tế của các bệnh viện trên địa bàn. Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc đối với các nhà quản lý môi trường và xã hội vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người.
Thành phần nước thải phòng khám:
Nước thải phòng khám chủ yếu gồm các thành phần sau:
  • Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút được thải ra từ bệnh nhân.
  • Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả các chất phóng xạ (dùng trong chẩn đoán và điều trị ).
  • Các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt động của phòng khám (hóa chất xét nghiệm và sản phẩm, các kim loại có trong các thiết bị dụng cụ y tế)
  • Các chất thải giống như nước thải sinh hoạt..
XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM

Đề xuất công nghệ xử lý nước thải phòng khám:

Hiện nay có nhiều công ty xử lý nước thải trong lĩnh vực nước thải phòng khám, và mỗi công ty đều có những công nghệ riêng để xử lý. Các công nghệ chủ yếu được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải phòng khám gồm có:
  • Công nghệ vi sinh hiếu khí lơ lửng xử lý liên tục.
  • Công nghệ vi sinh hiếu khí dính bám xử lý liên tục.
  • Công nghệ vi sinh hiếu khí dính bám xử lý theo mẻ.
  • Công nghệ sinh học sử dụng màng MBR.
  • Công nghệ vi sinh hiếu khí lơ lửng xử lý theo mẻ.
….
XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM – DẠNG MODUL CONTAINER
(Áp dụng công nghệ vi sinh hiếu khí dính bám xử lý theo mẻ)
Hiện nay công ty chúng tôi đang áp dụng công nghệ vi sinh hiếu khí dính bám xử lý theo mẻ cho nước thải phòng khám. Uu điểm của hệ thống này so với các công nghệ khác gồm có:
  • Kết hợp các quá trình xử lý hiếu khí, thiếu khí, kị khí trong một container modul hệ thống, cho nên đảm bảo Chất lượng nước thải sau xử lý không những đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép để có thể xả nước thải đã xử lý vào hệ thống cống thoát chung của Thành Phố (loại B – QCVN28:2010/BTNMT), K­q=1.1, Kf=1.1, mà các chỉ số còn thấp hơn 10% so với tiêu chuẩn cho an toàn. (Cam kết hoàn trả lại vốn đầu tư ban đầu nếu hệ thống không đạt chất lượng).
  • Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động nhờ vào các thiết bị đo và kiểm soát tiên tiến với chương trình điều khiển tự động. Do vậy không cần bố trí công nhân chuyên vận hành mà chỉ bố trí người định kỳ kiểm tra hệ thống với tần xuất 3 lần/ngày vào các thời điểm sáng/trưa/chiều. 

Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải phòng khám:

Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải phòng khám:

Nước thải phòng khám sẽ được thu gom lại và chảy vào hố thu (B01). Tại đây nước thải sẽ được bơm sang bể điều hòa (B02) bằng 2 bơm (P0101/P0102) hoạt động luân phiên.

Với việc khuấy trộn bằng dàn ống sục khí dưới đáy bể điều hòa (B02), tại đây nước thải phòng khám được trộn lẫn, làm đồng đều các thành phần (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…) cũng như ổn định lưu lượng trước khi cấp vào hệ thống xử lý vi sinh hiếu khí bằng đường ống chảy tự nhiên nhờ trọng lực.

Hoạt động của bể vi sinh hiếu khí (B03): Tại pha sục khí của bể vi sinh, nước thải được trộn đều với không khí được cấp từ ngoài vào qua dàn đĩa phân phối khí dưới đáy bể bằng máy thổi khí (AB03) được đặt trên nắp bể, đồng thời một dàn giá thể vi sinh dính bám sẽ được lắp đặt trong bể, để hỗn hợp khí và nước được trộn lẫn đi xuyên qua lớp vi sinh dính bám giúp cho quá trình xử lý sinh học (BOD, COD, pH,…) diễn ra.
Máy thổi khí (AB03) và Bơm tuần hoàn (P03) đặt trên cạn sẽ hoạt động luân phiên, bơm tuần hoàn (P03) giúp cho quá trình xử lý nitơ, photpho trong nước thải diễn ra mạnh mẽ. Sau đó lớp nước đã được xử lý sẽ chảy tự nhiên nhờ trọng lực đi vào bể lắng (B04), qua van điện từ (V03).

Tại bể lắng (B04), một số vi sinh yếu hoặc chết từ bể vi sinh trôi sang cùng với các hạt lơ lửng trong nước sẽ được lắng xuống phía dưới đáy, phân tách thành lớp nước trong ở phía trên và lớp nước này sẽ qua một dàn ống răng cưa thu nước để chảy qua bể khử trùng (B05), còn lớp bùn ở dước đáy được đẩy qua bể điều hòa định kỳ qua bơm bùn tự động. Do công suất của hệ thống nhỏ, đồng thời hệ thống sử dụng giá thể vi sinh dính bám nên lượng bùn sinh ra không nhiều cho nên có thể tận dụng bể điều hòa để làm bể chứa bùn luôn, vừa có thể làm vi sinh kỵ khí cho bể điều hòa.

Tại bể khử trùng (B05) nước sau khi xử lý vi sinh vẫn còn chứa một hàm lượng vi khuẩn nhất định sẽ được hòa trộn với dung dịch nước chlorine (nồng độ 6-9 ppm) để khử trùng (chủ yếu là vi khuẩn đường ruột coliform). Cuối cùng nước thải đã xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn cột B, QCVN 28:2010/BTNMT và được chảy ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Bùn vi sinh dư ở trong bể vi sinh được hút ra định kỳ qua van xả đáy ở bể và tập trung lại hố thu. Sau đó sẽ được bơm qua bể điều hòa, tại đây sau một thời gian khi bể điều hòa đầy bùn sẽ được hút bỏ bằng xe bồn chuyên dụng, định kỳ khoảng 1 năm 1 lần, tùy theo thực tế.

Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải phòng khám:

Tùy theo quy mô của phòng khám và lưu lượng xả thải hằng ngày mà chúng tôi sẽ tính toán và lựa chọn tùy loại thiết bị để đem đến chi phí thấp và hiệu quả cao cho chủ đầu tư. Vì thế hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn: Mr.Thảo (01269.533.010)

Tags: xu ly nuoc thai truong hoc, xu ly nuoc thai phong kham

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG